Giới thiệu sách nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ sáu - 15/09/2017 14:39
Giới thiệu sách nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Thưa bạn đọc!
Nhân kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2010 năm nay, Thư viện Trường THCS Chu Văn An xin được giới thiệu với các em tác phẩm: Những tấm lòng cao cả của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis, do Nxb Văn học ấn hành năm 2005. Sách dày 374 tr.; khổ 19 cm.

Tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết được viết theo hình thức nhật ký của một cậu học sinh có tên là En-ri-cô, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm học lớp 3 của En-ri-cô. Ở đó, Enrico đã được tiếp xúc với những cô bé cậu bé đủ mọi tính cách như Garone là một người bạn to lớn, hào hiệp, luôn giúp đỡ mọi người, bênh vực kẻ yếu; De Rossi là một chú bé rất thông minh, luôn dẫn đầu lớp nhưng không hề kiêu căng; trong khi đó Votini lại luôn đố kị với De Rossi khiến thầy giáo phải nói với cậu ta rằng "...đừng để con rắn  ghen tị luồn vào trái tim, đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim...”.Các em thân mến!Khi đọc tác phẩm này của Amicis, các em sẽ biết được nhiều điều rất đáng học hỏi. Ví dụ những người bạn như Precossi, Crossi, Coretti thì sinh ra trong gia đình nghèo nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập và lao động, đặc biệt có cậu bé Stacdi lầm lì, ít nói, thậm chí bố cậucòn cho con ông là "đầu đất", vậy mà cuối cùng cậu đã trở thành một trong những học sinh giỏi, thậm chí còn giỏi nhất lớp; bên cạnh đó còn có học trò tên là Franti hư đốn luôn bắt nạt các bạn khác, thậm chí hỗn cả với thầy nhưng cuối cùng vì tình yêu thương bao la của những thầy cô giáo và phụ huynh mà bạn ấy đã là tấm gương sáng cho các bạn noi theo vì đạt nhiều thành tích tốt trong vượt khó học tập và rèn luyện.Song song với những câu chuyện của các cô cậu học trò là những cái nhìn trong trẻo và đầy kính phục đối với người lớn, tuyến nhân vật này cũng được xây dựng ở nhiều tính cáchtheo cách nhìn của cậu bé lớp Ba như: thầy chủ nhiệm lớp năm nay thì không bao giờ cười nhưng rất mực thương yêu học sinh, ngược lại thầy Coatti dạy lớp 2 thì rất vui tính nhưng khi uốn nắn những lỗi lầm của bọn trẻ thì hết sức nghiêm khắc và đúng mực,...còn các bậc phụ huynh thì sao? Các em sẽ thấy ngay một ông bố của bạn Precossi luôn say rượu và đánh đập con, do đó cậu bé đến lớp mà không hề thiết tha gì đến việc học tập, nhưng được sự dạy dỗ tận tình của thầy giáo, nhờ sự sẻ chia ấm áp của các bạn mà cậu bé vươn lên nhận huy chương xuất sắc của lớp, kết quả này đã làm cho ông bố tỉnh ngộ nhận ra sai trái của mình, còn bản thân cậu bé Enrico được bố mẹ chăm sóc con hết mực, dạy cho con nhiều bài học qua những lá thư, đó là những bài học quí giá về nhân cách sống mà các em đã được biết và sẽ biết trong chương trình Ngữ văn lớp 7 với đoạn trích  “Mẹ tôi”. Sau khi các em được học bài này và đọc tác phẩm, các em sẽ cảm nhận được tình yêu vô bờ của những người thân đã dành cho chúng ta nhưng dường như ta không hề hay biết. Chúng ta ích kỷ chăng? Đó là lẽ thường tình của một cô cậu học trò mới lớn? Cũng có thể chúng ta sẽ nghĩ vậy nhưng cô tin rằng khi đọc xong, ai cũng có thể tự nhìn lại mình, nhìn lại những cách ứng xử của mình với bố mẹ, với người thân và với những người xung quanh để rồi từ đó rút ra những kinh nghiệm quí báu để trở thành những người tốt hơn, thành người có nhân cách trong sáng hơn. Còn nữa, xen kẽ vào cuốn nhật kí của cậu bé Enrico là các truyện đọc hàng tháng (thầy giáo yêu cầu học sinh chép để đọc cho cả lớp nghe), là những câu chuyện kể về tấm gương của những thiếu niên dũng cảm của nước Ý, có cả những người hi sinh vì Tổ quốc như cậu bé trinh sát ở Lombardia, có người chết để cứu những người thân thiết như cậu bé ở Roma hay cậu bé người Sisilia, và cả những người có nhiều nghĩa cử cao đẹp,...đểcác em học tập và trở thành những người công dân yêu nước chân chính. Các em thấy không? Tham vọng lớn nhất của tác giả là luôn mong muốn cho các em-các thế hệ tương lai của đất nước phải biết cư xử sao cho đúng mực nhất để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.Các em thân mến!Mở đầu cuốn nhật ký là hình ảnh ngày khai trường không mấy thích thú và đầy miễn cưỡng của một cậu học sinh vừa trải qua kỳ nghỉ hè đầy thơ mộng, hấp dẫn ở thôn quê...thế nhưng sau đó, từng ngày từng ngày, qua những trang nhật ký sâu sắc của En-ri-cô, cuộc sống quanh cậu hiện lên đầy màu sắc tươi vui và mới mẻ, những bạn bè của En-ri-cô, mỗi ngày qua đi, cậu càng học hỏi nhiều ở họ. Cậu yêu họ bằng những tình cảm chân thành nhất. Họ không chỉ là những người bạn đơn thuần, mà họ còn là những tấm gương sáng về lòng tốt cho cậu noi theo. Họ học giỏi mà không kiêu căng, khỏe mạnh và luôn bênh vực người yếu. Tuy sống trong nghèo khổ và bệnh tật nhưng họ vẫn chăm chỉ vươn lên vì lí tưởng và mục đích cao đẹp. Không những thế, những lá thư của bố mẹ hay truyện đọc hàng tháng, được cậu bé viết lại và bày tỏ cảm xúc một cách chân thành và sâu sắc. Những chuyến đi thăm bạn bè, người nghèo đều cho thấy nghị lực của họ thật đáng khâm phục. Một năm học đã trôi qua, En-ri-cô đã học được nhiều điều từ họ để tiếp tục hoàn thiện bản thân mình. Do đó, Những tấm lòng cao cả không những viết dành cho thiếu nhi, về tuổi thơ sinh động; về những ông bố bà mẹ không chỉ chăm sóc, dạy dỗ con em mình mà còn biết quan tâm đến nhiều trẻ em khác mà tác phẩm còn là thiên trường ca cảm động về nghề dạy học với những hình tượng cô giáo thầy giáo đáng kính tuy tác giả chỉ phác hoạ xen kẽ vài nét chấm phá nhưng không dễ mà quên được. Bên cạnh đó, tác giả cũng không bỏ qua một số việc xảy ra ngoài phố. Rõ ràng, ông muốn nhấn mạnh: Dạy đạo đức cho trẻ không phải là những lời nói suông mà phải có ba mặt giáo dục tốt Nhà trường-Gia đình và Xã hội.Kính thưa quí thầy cô!Đọc Những tấm lòng cao cả, chúng ta sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt. Bởi ngay khi đọc những trang đầu tiên của tác phẩm, chúng ta nghĩ ngay về việc đi học và nghỉ hè của học sinh hiện nay. Tại sao cậu bé En-ri-cô lại miễn cưỡng và không mấy thích thú khi đến ngày khai trường và đi học lại? Các em học sinh của chúng ta có được kỳ nghỉ hè đầy ắp kỷ niệm cùng bạn bè, người thân? Hay các em phải vùi đầu vào các cua học thêm rối rắm và vô cùng chán nản? Đọc tác phẩm, quí thầy cô sẽ nhận thấy: Dạy trẻ nên dạy những gì? Và dạy như thế nào? Nhà trường chúng ta hiện nay không chỉ dạy chữ, dạy học sinh những kiến thức văn hoá sâu rộng trên thế giới mà thực sự rất cần dạy trẻ rèn luyện về nhân cách, về cách ứng xử với bố mẹ, với gia đình, với mọi người xung quanh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực hiện tốt chủ trương của Bộ Giáo Dục “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chúng ta rất cần những quan hệ chân thành giữa những con người với nhau.Còn một điều đặc biệt nữa mà tôi không thể không nói ra đây với quí vị, đó là tác giả thực sự mong muốn: Khi ở trường, thầy cô giáo phải dạy học trò bổn phận của mình đối với bố mẹ và gia đình, còn dạy trẻ hiểu được bổn phận đối với thầy cô, với bạn, với nhà trường lại là việc của bố mẹ và người thân. Cho nên, học sinh kính yêu thầy cô là vì cha mẹ chúng kính yêu, vì cả xã hội kính yêu-trường học có như một gia đình, bạn bè như anh em trong nhà hay không là do sự tác động lớn từ bố mẹ. Còn con cái có biết yêu thương kính trọng bố mẹ hay không đều do sự tận tụy của thầy cô. Từ đó, các em mới tự nhận thấy lỗi lầm của mình, nhận rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong gia đình và xã hội để kịp điều chỉnh bản thân.
Thật ra, mỗi thời đại, mỗi người, giáo dục thế hệ trẻ theo mỗi cách khác nhau nhưng tôi tin tất cả những người làm cha làm mẹ và nhất là những người làm công tác giáo dục phải dựa vào những nguyên lý cơ bản của khoa học giáo dục là: Cần phải giáo dục đạo đức cho các em trở thành những người con tốt nhất, biết yêu bản thân và yêu thương tất cả con người. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được một chân lí: cần có một tấm lòng để bao dung và rộng lượng với mọi người xung quanh.Qua "Những tấm lòng cao cả", Amicis muốn gửi gắm đến chúng ta những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.Đây là tác phẩm tốt cho chúng ta tìm đọc, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2010 năm nay, Thư viện trường chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
PHAN THỊ CHIẾN
THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN, TAM KỲ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,363
  • Tháng hiện tại4,683
  • Tổng lượt truy cập3,478,983

Lịch

Lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với học sinh

Lượt xem:3173 | lượt tải:810

Số 2573/QĐ-UBND

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Lượt xem:2150 | lượt tải:477

Nội quy

Nội quy thi học kỳ

Lượt xem:4501 | lượt tải:0

Số 47/2012

Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia

Lượt xem:9068 | lượt tải:1457

58/2011/TT-BGDĐT

Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

Lượt xem:2320 | lượt tải:499
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây