Các biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn toán

Thứ tư - 15/09/2010 09:59
Các biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém bộ môn toán

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN
I. Bối cảnh chất lượng bộ môn toán đầu năm học 2008-2009 của nhà trường và những nguyên nhân.
          Qua khảo sát chất lượng đầu năm học ở bộ môn toán các khối lớp từ 6 đến 9 có kết quả cụ thể như sau:

Đầu năm học 2008-2009 

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Yếu, kém

 

17%

 

19%

 

15%

 

27%

Với con số đã nêu kết hợp với thực tế nắm bắt phần nào phản ánh chất lượng bộ môn toán vẫn còn thấp,  chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và phụ huynh. Sở dĩ chất lượng đầu vào có tỉ lệ thấp như vậy là do nhiều nguyên nhân. Có thể nêu ra đây một số nguyên nhân để cùng tham khảo.
1. Đặc điểm rõ nét nhất của ngôi trường THCS Chu Văn An là ngôi trường đặt ở vị trí không trung tâm, đường sá đi lại không thuận lợi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn lại ở cạnh 2 ngôi trường lớp có điều kiện thuận lợi hơn về nhiều mặt. Bên cạnh đó dự án trường sắp chuyển đi nơi khác phần nào gây tâm lý hoang mang nên sức thu hút học sinh ngày càng giảm sút. Đặc biệt số học sinh giỏi ở trường Lê Văn Tám chuyển đi nơi khác ngày càng nhiều gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng mũi ngọn cũng như tạo hạt nhân cho phong trào thi đua học tốt của nhà trường.
2. Trên địa bàn Phường An Sơn có một số khu dân cư do đặc điểm nghề nghiệp nên việc quan tâm đến việc học tập của con em cũng chưa cao, môi trường sinh hoạt cũng phần nào ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Trường thu hút con em thuộc địa bàn (khu Bến Sạn, làng giết mổ An Thổ, nay lại thêm các tụ điểm vui chơi Karaoke, bi da, café, các quán nhậu mọc lên rất nhiều trên địa bàn phường).
3. Chất lượng đầu vào lớp 6 còn thấp. Trình trạng ngồi nhầm lớp vẫn còn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của các em.
4. Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt về hạnh phúc gia đình, về hoàn cảnh kinh tế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
5. Một bộ phận học sinh chưa xác định được động cơ, thái độ học tập, chưa thực sự có tinh thần vượt khó, vươn lên mà còn chây lười, thụ động trong học tập.
6. Do đặc điểm của môn toán là bộ môn suy luận loogic, nó đòi hỏi học sinh không những phải nắm vững kiếm thức về định nghĩa, định lý, hệ quả, tính chất, quy tắc,… một cách cơ bản có hệ thống mà còn phải biết suy luận, phân tích, tổng hợp, lập luận. Nói chung, là bộ môn hơi khó học nên tỉ lệ học sinh yếu kém tương đối cao so với các môn khác.
7. Một số em vì nhiều lí do khác nhau đã hỏng kiến thức cũ, nay lại phải tiếp thu kiến thức mới nên rất vất vả, đâm ra chán nãn, chây lười, quậy phá dẫn đến chất lượng yếu kém.8. Về phần giáo viên: Một bộ phận giáo viên vẫn chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nên việc dạy học ở một số tiết chưa thực sự có chất lượng.
II. Những giải pháp mà nhóm đã thực hiện nhằm từng bước nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán.
Qua thực tế tình hình chất lượng, nhóm đã suy nghĩ, đánh giá và bàn bạc biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng yếu kém bộ môn toán, cụ thể như sau:
1. Ngay từ đầu năm học các giáo viên bộ môn điều tra, nắm chắc đối tượng học sinh yếu kém môn toán của lớp mình đang giảng dạy là bao nhiêu? Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân loại đặc điểm từng đối tượng: Yếu do hoàn cảnh gia đình? Yếu do hỏng kiến thức cũ? Yếu do lười học? Yếu do trí tuệ hạn chế? Yếu vì ảnh hưởng môi trường bạn bè? Để có thái độ và biện pháp thích hợp.
2. Trên cơ sở điểu tra phân loại ban đầu mà giáo viên có cách nhìn nhận và thái độ ứng xử cho phù hợp: Nhẹ nhàng, bảo ban, động viên, khích lệ đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc mất căn bản, đồng thời nghiêm nghị, cứng rắn đối với các em chây lười, quậy phá với mục đích chung là để các em phấn khởi, tin tưởng và nổ lực trong học tập.
3. Trong giảng dạy nói chung và trong từng bài học cụ thể, phải có sự chú ý giúp đỡ đối tượng yếu, kém thông qua câu hỏi gợi mở, bài tập (công việc này phải thực hiện ngay trong thiết kế bài giảng, và ngay cả kiểm tra bài cũ cũng có những câu hỏi dành cho học sinh yếu kém để động viên, diều dắt các em.
4. Thường xuyên động viên, hướng dẫn các em cần phải nắm vững lý thuyết, vì kiến thức toán học là môn suy luận loogic nếu không nắm vững hệ thống lý thuyết thì không thể hiểu được khi nghe giảng chứ chưa nói gì việc giải bài toán. Để làm được việc này thì giáo viên cần giúp đỡ học sinh cách học dễ ghi nhớ, dễ thuộc, lâu quên. Có thể là như: Công thức thì luôn ghi nhiều nơi ở nhà để lúc nào cũng đập vào mắt buộc phải nhớ hoặc ghi vào sổ tay bỏ túi thỉnh thoảng mở ra xem dù bất cứ ở đâu. Học định lý thì phải vẽ hình, từ hình vẽ tưởng tượng đó để suy luận xây dựng thành lời, thỉnh thoảng giáo viên còn cung cấp thơ vui để các em dễ nhớ, dễ vận dụng.
5. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh quy trình các bước giải một bài toán.
B1: Tìm hiểu về bài toán: Đọc thật kỹ đề toán. Cú ý các chi tiết nổi bậc, khắc sâu từng ý cơ bản là lưu ý mối quan hệ của chúng.
B2: Tìm lời giải: Xét xem bài toán thuộc dạng nào? Phương pháp chứng minh ra sao?
B3: Thực hiện lời giảng: Trình bày bài viết lập luận của mình
B4: Kiểm tra lại bài giải và thử tìm xem phương pháp khác để giải bài toán trên hoặc phát triển một bài toán mới từ bài toán đã cho.
Đặc biệt khi giảng dạy hình học ta cần hướng dẫn các em phương pháp chứng minh bằng con đường phân tích đi lên một cách có hệ thống. Trước tiên bằng câu hỏi tổng quát dành cho học sinh giỏi, sau đó triển khai phương pháp bằng một loạt câu hỏi dẫn dắt để học sinh yếu kém tham gia xây dựng theo cơ sở phân tích. Tiếp theo yêu cầu đối tượng khá giỏi trình bày bài toán giải bằng lời và cuối cùng cho đối tượng cho đối tượng yếu kém trình bày lại bài viết để lớp nhận xét, bổ sung. Thực hiện theo quy trình này tuy mất thời gian nhưng thà rằng làm ít mà chắc, phục vụ nhiều cho đối tượng yếu, kém còn hơn là dạy nhiều nhưng chỉ phục vụ cho học sinh khá, giỏi. Do vậy, bài tập cần nghiên cứu phân dạng để rồi mỗi dạng chỉ giải một bài mẫu, các bài còn lại học sinh về nhà làm tương tự theo cách đã giải.
6. Giáo viên cần chú ý và coi trọng bước hướng dẫn về nhà. Để giúp cho học sinh yếu, kém có thể tiếp thu bài mới thì giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài mới và đề ra các yêu cầu cần thiết để học sinh chuẩn bị. Ví dụ: Khi chuẩn bị bài dạy “Góc có đỉnh bên trong và ngoài đường tròn” thì yêu cầu học sinh về học lại tính chất góc ngoài của một tam giác ở hình học 7, tính chất góc nội tiếp ở hình học 9. Có như thế thì việc hiểu được chứng minh định lý của bài trên đối với học sinh yếu, kém là dễ dàng. Nếu không có hướng dẫn trước thì các em không biết chuẩn bị điều gì và dẫn đến việc tiếp thu bài mới rất khó khăn.
7. Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân đôi bạn học tập hoặc nhóm bạn học tập (cơ cấu có đối tượng khá, giỏi và yếu, kém với nhau) trong đó chú ý giao nhiệm vụ cho các học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém và cần thiết đề ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc hoạt động của các nhóm có hiệu quả. Ví dụ: khi được kiểm tra đối tượng yếu, kém của nhóm mà không thuộc bài hoặc chưa làm bài thì cả nhóm cùng liên đới chịu trách nhiệm). Có như thế các em mới nhắc nhở, giúp đỡ nhau tích cực.
8. Giáo viên cần tận dụng các tiết phụ đạo hoặc bám sát để củng cố, hệ thống, ôn tập lại các kiến thức đã học. Cung cấp cho các em phương pháp chứng minh. Việc này rất cần thiết đối với học sinh yếu, kém. Và đây cũng là dịp để giáo viên tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải phân giải, thân thiện để các em mạnh dạn tỏ bày những trăn trở trong việc học toán (giáo viên nên động viên khuyến khích các đối tượng yếu, kém hỏi.Việc tháo gỡ được nhiều thắc mắc này cho các em xem như một thành công lớn của một tiết dạy bằng các hình thức phong phú để tạo không khí vui vẻ, thỏa mái, thích thú trong học tập (Chú ý các tiết sinh hoạt này nhằm đế các đối tượng yếu, kém là chính để đảm bảo mục đích từng bước nâng cao chất lượng học toán của học sinh yếu kém).
9. Giáo viên thỉnh thoảng liên hệ với phụ huynh qua điện thoại (Ghi chép ở giáo viên chủ nhiệm) những trường hợp cần thiết nhằm mục đích phối hợp để giáo dục tốt. (nếu đối tượng có nhiều tiến bộ đáng khen thì báo phụ huynh biết để mừng và tiếp tục động viên – nếu đối tượng chậm tiến bộ, ì ạch, chây lười thì cũng báo để phụ huynh biết và cùng phối kết hợp nhắc nhở, động viên, giáo dục thích đáng hơn).
III. Kết luận:
Với những công việc là cụ thể bằng những biện pháp tích hợp nêu trên, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh yếu kém môn toán từng bước có chuyển biến, tiến bộ. Một số em đã từng lo sợ môn học này, nay lại có khuynh hướng thích học. Từng bước gây được không khí ham học, tỷ lệ yếu, kém giảm dần. Chất lượng thống kê cuối năm 2008-2009 cho thấy điều đó. 

Năm học 2008-2009

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

ĐN

CN

ĐN

CN

ĐN

CN

ĐN

CN

Yếu, kém

17%

12%

19%

18%

15%

13%

27%

25%

IV. Những bài học kinh nghiệm:
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, bằng các việc làm cụ thể, bằng biện pháp thích hợp, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán như sau:
1. Phải yêu nghề, mến trẻ, luôn tận tâm với công việc, hết lòng hết sức với học sinh thân yêu.
2. Luôn khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ở học sinh.
3. Kết hợp chặt chẻ giữa ôn bài cũ, giảng bài mới, rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp học tập, từng bước nâng cao năng lực lập luận, phân tích, tổng hợp cho học sinh.
4. Tăng cường học tập cá thể với học tập nhóm, phải có mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
5. Phát huy vai trò chủ động của học sinh, phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh, nhận xét, góp ý cách phát biểu, cách làm bài của bạn, trách vấp phải sai lầm, tìm nguyên nhân sai lầm và nêu cách sửa chữa.
6. Giáo viên cần phải chuẩn bị bài kỹ, phân loại các bài tập, phân loại phương pháp giải, phân loại theo mức độ phát triển tư duy.
7. Giáo viên dạy toán cần quán triệt tinh thần “Tư duy quan trọng hơn kiến thức;  nắm vững phương pháp hơn thuộc lý thuyết, dạy cách suy nghĩ, cách tư duy, cách phân tích, cách tổng hợp và thường xuyên cung cấp cho các em phương pháp học toán” 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay326
  • Tháng hiện tại8,578
  • Tổng lượt truy cập3,528,141

Lịch

Lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với học sinh

Lượt xem:3191 | lượt tải:819

Số 2573/QĐ-UBND

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Lượt xem:2171 | lượt tải:482

Nội quy

Nội quy thi học kỳ

Lượt xem:4577 | lượt tải:0

Số 47/2012

Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia

Lượt xem:9136 | lượt tải:1464

58/2011/TT-BGDĐT

Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

Lượt xem:2336 | lượt tải:505
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây