Đồng Vọng 9

Chủ nhật - 17/09/2017 20:11
VĂN
lLời chào mừng (1)lTựa (2)lMột vài suy nghĩ nhân ngày 20/11 (4)lTổ ấm của chúng ta (5)lNgày xưa (9)lTự hào và trăn trở về một ngôi trường (11)lChuyện cháu tôi (13)lTa là Giáo viên thời @ (21)lNỗi lo không của riêng ai (23)lTuỳ bút cho em (26)lKhúc hát ru của tình mẫu tử (27)lMùa hoa bưởi (34)lĐôi dòng tâm sự (40)lTiếng chuông chùa Hàn San (42)lGương mặt văn nghệ (45)lMẹ Việt Nam ơi! (50)lXuân phía quê nhà (55) lBâng khuâng (62)lĐiểm báo (59).
THƠ 
|Trường tôi đó(8)|Nơi ấy một tấm lòng (10)|Tâm sự (12) |Đò chiều (12)|Giờ học sinh động (20)|Niềm vui ngày hội (20)|Niềm vui mới (22)|Tình thầy trò (22) |Nỗi lòng (24)| Người đàn bà hát (25)|Một nửa (25)|Tự hỏi (32)|Niềm vui trong công việc (38)|Lưu luyến (38)|Giận (38)|Thăm trường xưa (46)|Hoài niệm (47)|Ví dầu (48)|Em yêu bốn mùa (48)|Vào thu 49)|Ngỏ ý (49)|Chiều sân trưòng (49)|Một thoáng dễ thương (55).
TÁC GIẢ: 
¨Lê Viết Quang ¨Ngô Quang Liêm ¨Ngô Minh Hải ¨Nguyễn Ngọc Chương ¨Nguyễn Thị Chanh ¨Tr. C. Minh ¨Đặng Tài¨Nguyễn Thị Khương ¨Thiện Chí ¨Huỳnh Thị Thanh ¨Tuyết Hạnh ¨Huỳnh Thị Kiều Thu ¨Nguyễn Thị Kim Yến¨Nguyễn Thị Loan ¨Vân Thái ¨Trần Thuỳ Trinh ¨Hồ Thị Liên ¨Nguyễn Thị Như Hoà ¨Nguyễn Thị Thủy ¨Phạm Thị Thu¨Loan Trinh ¨Thuý Tổng ¨Lê Vui ¨Thượng Tỷ ¨Trần Mậu Vĩnh ¨Trương Văn Cảnh ¨Lê Thị Lý
                              Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11
                 BAN GIÁM HIỆU - BCH CÔNG ĐOÀN - HỘI PHỤ HUYNH  - BAN BÁO CHÍ
                                   TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TAM KỲ
 Kính chúc: Quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và chúc mừng
Ngày hội Nhà Giáo Việt Nam thật vui tươi, phấn khởi.
                                    Kỷ niệm trong kỷ niệm...    
          Trong ngày kỷ niệm của chúng ta 20-11, chúng ta có những giây phút ngồi lại để cùng nhau ôn lại kỷ niệm… Đó là những nỗi buồn, những niềm vui, những khát vọng cùng những trăn trở suy tư…
         Có những kỷ niệm thoáng hiện trong tâm hồn vì nó vừa được nhìn thấy đâu đó trong sân trường… Có những kỷ niệm in sâu trong lòng, chảy miên man trong ký ức như một hoài niệm không nguôi… Có những kỉ niệm được dệt nên  mơ mộng…
         Kỷ niệm đẹp là những kỷ niệm ôm ấp lòng chân thành thắm thiết. Nhiều kỷ niệm đẹp sẽ làm cho ngày kỷ niệm lớn thêm đẹp.
         Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, ĐỒNG VỌNG 9 xin mời các bạn bước vào vườn kỷ niệm của chúng tôi…
                                                                              BAN BIÊN TẬP
                                            MỘT VÀI SUY NGHĨ
                                 NHÂN KỈ NIỆM NGÀY 20-11 NĂM 2008
Trong vạn sự ở đời, không có việc gì khó bằng việc dạy người nên người, vì vậy việc cần kíp đối với người làm giáo dục là cái Tâm, có Tâm tốt chưa hẳn đã có ngay những thành quả tốt, nhưng bất cứ thành quả tốt đẹp nào cũng nẩy nở từ cái Tâm tốt  lành. Tâm chính là tiêu chuẩn cao nhất để nhìn nhận và thẩm định phẩm chất làm người của chính bản thân con người.
            Một trong những địa chỉ, có điều kiện và thực sự có khả năng góp phần vào việc tạo ra cái Tâm chân chính cho con người chính là nhà trường, là môi trường sư phạm. Nói tới giáo dục không thể không nói đến cái Tâm. Không ai có thể phủ nhận. Từ ngàn xưa, uy lực của người Thầy rất lớn. Thầy có thể dùng đòn roi với học trò, nhưng suy cho cùng Thầy đánh trò cũng vì muốn trò đạt được mục tiêu cao cả của việc học mà thôi.
            Trung tâm của giáo dục bao giờ cũng là mục tiêu cao cả của bản thân, nền giáo dục mà xã hội mỗi thời trân trọng giao phó cho nhà trường. Giáo dục chỉ có thể thực hiện được thiên chức của mình khi và chỉ khi cả Thầy lẫn trò đều gắn bó thiết tha và quyết tâm thực hiện mục tiêu giáo dục đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Cái Tâm trong giáo dục chính là tinh thần trách nhiệm, thương yêu học sinh, trước yêu cầu của giáo dục. Cái Tâm trong giáo dục tưởng như vô hình, nhưng thực sự nó hữu hình, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, năng lực, tư cách của người thầy, thái độ trách nhiệm của xã hội đối với nhà trường.
            Người Thầy là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc luyện trí và rèn đức cho học sinh. Để có thể hoàn thành trọng trách cao cả nầy, người Thầy phải được trang bị kiến thức, năng lực, tư cách cá nhân, đây chính là cái Tâm mà không thể thiếu được ở người Thầy trong bất cứ thời đại nào.
            Sẽ thật là sai lầm nếu ai đó cho rằng giáo dục là hoạt động riêng của nhà trường, hoặc là của ngành giáo dục. Sự nghiệp trồng người luôn phải có sự đồng tâm hiệp lực của cả toàn xã hội. Mọi bài học tốt đẹp về nhân cách và phẩm giá làm người sẽ trở nên vô nghĩa nếu gia đình và xã hội có nếp sống và nếp nghĩ trái ngược với nhà trường. Sự giúp đỡ về vật chất trang thiết bị của xã hội dành cho nhà trường là yếu tố hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức to lớn, nhưng cao hơn hết, trên hết, yếu tố mang tính quyết định vẫn là cái Tâm dành cho nhà trường của gia đình và  xã hội. Sự hợp tác chặt chẽ và hữu hiệu nầy bao giờ cũng cần được coi là mục tiêu lớn của quá trình xã hội hoá giáo dục.
                                                                               23-10-2008
                                                                            Lê Viết Quang
Tổ ấm của chúng ta     
Trường THCS Chu Văn An là một trong những trường sinh sau đẻ muộn, hầu như được tách ra từ trường THCS Nguyễn Huệ. Bước đầu thành lập, trường gặp phải khơng ít khĩ khăn về mọi mặt: cơ sở vật chất, đội ngũ,...tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của tập thể sư phạm, sự chỉ đạo sát sao của ngành, sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và các ban ngành đồn thể cùng sự tận tình của hội cha mẹ học sinh mà nhà trường nhanh chóng được ổn định, các hoạt động từng bước đi vào nề nếp, chất lượng các mặt giáo dục từng bước phát triển. Mặc dù đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên vẫn còn nhiều khó khăn, chật vật nhưng nhà trường luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh đời sống tinh thần, xây dựng mối đoàn kết, tạo không khí làm việc sôi nổi, vui tươi, khí thế.
          Xuất phát từ mục tiêu: đoàn kết là sức mạnhtinh thần là trên hết. Từ đó, Ban Giám Hiệu và Công Đoàn nhà trường xác định cần phải tạo ra trong tập thể không khí vui tươi phấn khởi, lạc quan, làm cho tập thể luôn khoẻ về thể lực, vui về tâm hồn, yêu đời, yêu nghề, hăng say trong công tác. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được dấy lên liên tục mặc dù số lượng giáo viên của trường ít ỏi, năm đầu thành lập chỉ vẻn vẹn có 22 người nhưng Công Đoàn trường vận động anh em tham gia các giải bóng chuyền truyền thống 30/4 hằng năm, các giải cầu lông do ngành tổ chức. Ngồi ra còn tổ chức cho anh em tập luyện văn nghệ, công diễn định kỳ 3 năm một lần với chất lượng các tiết mục được quần chúng nhân dân biểu dương, khen ngợi, được phụ huynh đồng tình ủng hộ.
          Điều đặc biệt hơn với ai đó đã công tác nhiều nơi nay được về với vòng tay yêu thương Chu Văn An đều cảm nhận được sức sống nghĩa tình của tổ ấm nơi đây: việc thăm hỏi, động viên kịp thời; sự sẻ chia ngọt bùi trong cuộc sống đời thường và trong công tác luôn được quan tâm từ lãnh đạo trường, hội cha mẹ, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt hơn là ngay trong từng suy nghĩ thường trực của mỗi thành viên trong tập thể. Những việc làm dù là bé nhỏ, những câu nói nghĩa tình đúng lúc, đúng nơi như tăng thêm nguồn sinh lực, tạo chất keo kết dính cho tình cảm đồng nghiệp chan hoà. Sự quan tâm nơi đây có bản chất nhân văn, có chiều sâu cuộc sống. Những món quà chúc thọ mừng tuổi dành cho các bậc Cha Mẹ trường thọ đã làm ấm lòng bao người con hiếu thảo nhưng không cận kề chăm sóc sớm hôm. Mặc dù vật chất không đáng là bao nhưng điều cơ bản là Mẹ Cha chúng ta thấy được, bên con cháu ruột rà của họ còn có một tập thể ấm áp, thân thiện, họ an lòng và sung sướng vì hiểu rằng con cháu mình được sống và  làm việc trong một tập thể tình cảm, nhân ái, hiếu nghĩa. Bên cạnh đó còn có việc tặng quà cho con em cán bộ, giáo viên học giỏi, đạt nhiều thành tích xuất sắc cũng là điều động viên to lớn đối với việc học tập của con em, nó mang một ý nghĩa vừa có tính động viên vừa như là nhắc nhở, làm cho chất lượng học tập của con em cán bộ giáo viên ngày càng học tốt hơn, tạo tâm thế an tâm, hãnh diện cho cha mẹ.
Song song với các hoạt động văn nghệ, báo chí, sinh hoạt giao lưu cũng thường được tổ chức vào các ngày chủ điểm tạo nhịp cầu thông cảm lẫn nhau, là cơ hội để trao đổi những tâm tư tình cảm, những câu thơ, lời văn chưa thật hay nhưng chân tình, mộc mạc chứa đựng trong đó những nỗi niềm trăn trở, đặc biệt là tập san Đồng Vọng được tập thể sinh ra và nuôi dưỡng khôn lớn đến năm thứ 9. Với tuổi lên chín vẫn còn non trẻ nhưng cậu bé Đồng Vọng từng năm một, vẫn không ngừng lớn khôn cả về dáng vóc lẫn tâm hồn. Đó là tâm tư, là tình cảm, là nỗi lòng của tập thể được giãi bày bằng giấy trắng mực đen. Đọc từng lời, xem từng bài chắc chắn có nhiều điều phải nói nhưng trước hết và trên hết là chúng ta trân trọng sự tham gia, sự giãi bày của mọi người để chúng ta càng hiểu nhau hơn, càng gắn bó nhau hơn. Từ đó sẽ có những sẻ chia kịp thời trong công tác và cuộc sống. Tiếng hát lời ca nơi đây chắc không còn trong trẻo, trữ tình, gợi cảm nhưng nó chứa đựng tinh thần “Hát hay không bằng hay hát” “Hát cho dân tôi nghe” để tạo niềm vui, giảm đi sự căng thẳng, tăng thêm sức chiến đấu, vượt qua những điều bất cập trong cuộc sống. Những cuộc giao lưu giữa các thành viên trong trường và trường bạn đã để lại trong mỗi người nhiều niềm vui, sự phấn khởi. Ngoài ra, để tăng thêm các hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần, Công Đoàn trường còn tổ chức những chuyến tham quan, dã ngoại. Trong chín năm qua, một thời gian không dài nhưng dấu chân của tập thể trường đã bước đến thăm hầu như khắp mọi miền Tổ Quốc từ Bắc vào Nam, từ biên giới Lạng Sơn đến cao nguyên rộng lớn rồi đến dãy Trường Sơn hùng vĩ cùng con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Chúng ta đã đi thăm những Di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long, Thành nội Huế, Động Phong Nha, Phố cổ Hội An. Thăm những Di tích lịch sử như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc, Lăng Tẩm Nhà Nguyễn, Khu lưu niệm Tây Sơn, Lăng Hồ Chủ Tịch, Chiến tích tội ác Mỹ Lai, Nghĩa trang Trường Sơn,... Thăm Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, thăm Núi Bạch Mã, suối nước khoáng Thanh Tân, Bệnh viện Đặng Thuỳ Trâm,...Tuy có ràng buộc về điều kiện kinh phí và thời gian nhưng với lòng quyết tâm học hỏi những điều hay, khám phá những điều mới lạ, tăng thêm sự hiểu biết, bổ sung kiến thức thực tế cuộc sống, chúng ta đã đi và sẽ đi tham quan nhiều nơi hơn nữa. Mỗi chuyến đi là một điều kỳ thú, tình cảm đồng chí, đồng nghiệp được gắn chặt hơn, môi trường dã ngoại luôn để lại trong mỗi người những điều sâu lắng khó quên về một tình cảm “tưởng như là ruột thịt”.
          Thấm thoát chín năm trôi qua, tuổi đời của một ngôi trường còn quá trẻ, bề dày thành tích chưa có là bao nhưng những việc làm được của tập thể về công tác xây dựng đời sống tinh thần cho cán bộ giáo viên rất đáng được trân trọng, cái đáng nói nhất ở đây là qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan dã ngoại,...đã thực sự tạo  ra không  khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, thân ái cùng động viên, chia sẻ để vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Một ngơi trường như thế thật sự là  TỔ ẤM CỦA CHÚNG TA.
                                                  QUANG  LIÊM
Trường tôi đó
Minh Hải
Trường tôi đó
            nép mình sau xóm nhỏ
Mới đây thôi
            đã tròn chín tuổi rồi
Cây lá xanh
            che  mát chỗ em ngồi
Ôn kỷ niệm
            bên bậc thềm ghế đá
Trường tôi đó
            nắng hanh vàng lớp học
Thắm nụ cười
   đàn trẻ nhỏ ngây thơ
Đàn chim đến
            hát trên cành thánh thót
Nhảy tung tăng
          dưới nắng ấm sân trường
Trường tôi đó
           lớp nối tường thẳng tắp
Phượng màu son
         rực đỏ cả nắng hè
Mùa thu đến
           nở đầy bằng lăng tím
Khoe sắc màu
         thắm mơ ước em tôi    
Ở nơi ấy
           Tôi thấy mình trẻ lại
Yêu nghề hơn
          tha thiết tiếng tơ lòng
Quên sao được
            những ngày vui nơi ấy
Có ngôi trường
            có bóng dáng em tôi.
Ngày xưa...
Ngày xưa của tôi…không phải là thời gian lấp lánh huyền ảo của truyện cổ tích mà bà tôi thường quen thuộc bắt đầu: Ngày xưa.. .
Ngày xưa của tôi… là chuỗi kỉ niệm được nhận ra trong nhiều khoảnh khắc của cuộc đời.
Khi thời gian ném mọi thứ vào quá khứ xa xôi thì lòng tôi vẫn còn đọng lại những kỉ niệm. Vui và buồn, sôi nổi và trầm lắng… Có những kỉ niệm làm cho tâm hồn tôi bay bổng, thăng hoa nhưng cũng có những kỉ niệm làm lòng tôi phải trăn trở, suy tư. Tôi học được rất nhiều điều và cũng lớn dần lên theo từng kỉ niệm. Chính vì thế, tôi yêu quí kỉ niệm xiết bao! Tôi thường đem kỉ niệm của mình vào những phút giây sum họp gia đình, vào những phút giây tâm tình với học trò trong lớp, hi vọng các con  tôi, các học trò của tôi rút ra được những kinh nghiệm sống cho riêng mình. Thế nhưng, cũng không ít lần tôi lại được nghe những câu nói vô tình, vô cảm: “Thời đại văn minh rồi mà Ba lại cứ kể chuyện ngày xưa…” hoặc “Rồi, Thầy lại bắt đầu câu chuyện ngày xưa…” Những lúc như thế, cái ngày xưa của tôi nó cứ nhàn nhạt làm sao!
Trong cuộc sống năng động ngày hôm nay, tôi và cả thế hệ chúng tôi cũng bị cuốn theo sự phát triển của xã hội. Tôi đã làm quen với việc truy cập, với việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giảng dạy. Tôi cũng lấy làm thích thú khi mình có thêm kiến thức, hoà đồng được với cuộc sống hiện đại. Và, sau những lúc miệt mài với phương tiện tối tân, những kỉ niệm ngày xưa lại có dịp ùa về… những ngày nắng gió tinh khôi, những củ khoai lùi sượng sần ngày mưa, những chiếc diều thoáng đãng chiều hè…tôi đắm mình trong những dịu êm…
Tôi vẫn biết rằng người ta không thể sống được bằng kỉ niệm nhưng cuộc sống sẽ nghèo nàn đi, tâm hồn sẽ khô cằn đi nếu cuộc sống thiếu đi kỉ niệm!
Tôi vẫn biết rằng các con tôi, các học trò tôi bây giờ thì nói thế nhưng chắc gì sau nầy chúng không có một lần mở mỉệng nói với thế hệ sau bằng hai tiếng: Ngày xưa…
  Nguyễn Ngọc Chương
Nơi ấy một tấm lòng
Xin một lần
            Mời anh đến trường em.
Là nhà báo
           Viết gì anh nhỉ?
Viết giùm em
Nơi đây... những con người.
Tha thiết với nghề, yêu trẻ không thôi.
Bốn mươi trái tim đồng tâm hiệp lực.
Chèo chống đưa đò, chọi với bão giông.
Là nhà thơ
          Viết gì anh nhỉ?
Viết đi anh
Ở nơi ấy, sau vườn ngâu lộng gió.
Mái ngói đỏ tươi sừng sững ngôi trường.
            Cây xanh lá, lá vẫy chào em nhỏ
           Tim tím bằng lăng, ấm áp mái nhà
Là nhà giáo
           Nói gì anh nhỉ?
Thổn thức tim anh,
          Nơi ấy một tấm lòng!
                                      Nguyễn Thị Chanh

Tự hào và trăn trở về ngôi trường
 
Một ngày cuối thu,  tôi được chuyển từ một trường miền biển Tam Thanh về giảng dạy tại Trường THCS Chu Văn An vào năm 2002-khi trường mới vừa tròn hai tuổi. Do vậy, tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học vẫn chưa được đầy đủ.
Từng năm học lại trôi, đến nay đã gần mười năm, thầy và trò nhà trường đã không ngừng khắc phục những thiếu thốn để thi đua dạy tốt học tốt. Được sự quan tâm của Chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, của BGH nhà trường cùng với sự động viên và khích lệ của Ban Đại diện cha mẹ học sinh đúng lúc đúng nơi, đó là sự tự chủ, tự vươn lên của Tập thể GV,  đặc biệt là sự đoàn kết một lòng mà nhà trường đã dần được khẳng định chỗ đứng trong thành phố.
Đến năm học này, ngôi trường đã khang trang, đã có cảnh quan sư phạm do Thầy và trò cùng chăm sóc, sửa soạn bồn hoa cây cảnh ở  trước các phòng học rất là  đẹp, còn trong sân trường đã rợp bóng cây xanh. Nhưng tiếc thay, kế hoạch xây mới ngôi trường ở một  địa điểm khác, vị trí trung tâm lại kéo dài đằng đẳng, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà chưa thực hiện được chăng? Có một điều đáng bàn là vị trí ngôi trường hiện nay nằm trong một không gian chưa thoáng đãng, mặt trước ngôi trường ở phía sau một dãy nhà dân, lại tiếp giáp với nhà bếp, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, trại sản xuất men rượu, quán cà phê vườn,...chính vì vậy mà môi trường xung quanh ngôi trường bị ô nhiễm trầm trọng về vệ sinh và tiếng ồn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sư phạm, về sức khoẻ, về chất lượng dạy học của Thầy và trò. Nhưng với lòng quyết tâm bằng phương châm:  Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm mà đội ngũ tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã từng bước khẳng định được vị trí của mình. Đó là việc ba năm trở lại đây, phong trào học sinh giỏi liên tục được xếp vị thứ 5, 4, 3 trong toàn thành phố. Đó là kết quả được gặt hái trong nhiều năm phấn đấu của Thầy và  trò nhà trường mang tên Thầy giáo Chu Văn An.
Hy vọng trong một thời gian gần đây ngôi trường sẽ chuyển đến một địa điểm mới, được tầng hoá kiên cố, khang trang, sạch đẹp đứng ngang tầm với các Trường chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
                                                                                Tr.C.Minh
Nỗi lòng
Kính tặng hương hồn cha yêu quí
Nghề của con là nghề gieo hạt
Cuộc sống thanh bần, ngày tháng trôi qua
Ơn dưỡng dục, ơn sinh thành - Cha Mẹ
Con chưa báo đáp một lần…
Rồi con xa nhà công tác
Cha Mẹ tuổi tác càng cao
Sớm hôm mưa nắng…
Bát cháo, miếng cơm…
Con không cận kề chăm sóc
Nâng giấc sớm hôm…
Nay Cha đã ra đi
Vào cõi vĩnh hằng…
Vẫn biết rằng
Tử-Sinh là chuyện cuộc đời
Sao lòng trĩu nặng muôn lời đớn đau.
        NGUYỄN THỊ LOAN
 
Tâm sự
 
Một đời gieo hạt trồng người
Lục tuần sắp đến, cuộc đua xế chiều
Bâng khuâng thoáng nghĩ muôn điều
Thiệt - hơn toan tính ít nhiều rủi may
Trường xưa muôn sự đổi thay
Kỷ nguyên, hiện đại, tháng ngày trôi qua
Yêu trò, thầy vượt phong ba
Biển đời cao rộng gắng qua đến bờ
Mới ngày nào đến bao giờ
Một đời ước nguyện, vụ mùa bội thu
                                                                                 ĐẶNG TÀI
 Đò chiều
 Đò chiều ai gọi bên sông
Hình như tiếng vọng mãi không tới bờ
Hay là sông cũng bơ vơ
Người xưa bến cũ bây giờ ở đâu?
Chỉ còn cát lở dòng sâu
Hoàng hôn nhuộm tím ngàn dâu lên trời
Lắng dần tiếng gọi đò ơi
Mờ xa, khóm lục bình trôi cuối dòng
                             NGUYỄN THỊ KHƯƠNG
 
Người đàn bà hát
Đồng cảm cùng chùm thơ Cô Chiến in trong Đồng Vọng 8
Người đàn bà hát giữa đêm khuya
Ru trái tim mình lạc lối
Bao nhiêu năm đi qua tìm vì sao vời vợi
Để  nhận ra khoảng trống quanh mình
Người đàn bà hát giữa đêm khuya
Mơ giấc mơ về ngôi nhà hạnh phúc
Taynâng niu trái tim thốn thức
Giật mình! Bong bóng vỡ trên tay
Người đàn bà bước qua những phút giây
tưởng như được tận cùng hạnh phúc
Phải câm nín. Bắt trái tim ngủ yên-đừng thức dậy
Bắt đôi tay trói lại…
Hạnh phúc chỉ là: Người đàn bà với những phút phù du
                                                                                 Đông 2007
                                                                                   Vân Thái
           Chuyện cháu tôi
Kính tặng Thầy Cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam
 Cháu tôi từ quê xa về trọ học. Cháu xin vào học trường của Dì- trường Chu Văn An. Cháu được vào lớp 9/3 do thầy Nguyễn Tấn Bền chủ nhiệm. Lúc đầu, cháu lo lắm. Trường mới, bạn mới, cái gì cũng mới lạ và ngỡ ngàng…
          Được một tuần, cháu về bảo tôi: “ Dì ơi! Con muốn về lại quá! Mấy đứa  trong lớp cứ bảo con là dân núi, là lạc hậu”.Tôi bảo: “Rồi sẽ quen dần con à! Con cứ học đi. Nếu hết một tháng mà con không “ghiền” trường Dì  thì Dì sẽ trả con lại Trà My cho”. Nghe giọng nói chắc như cua gạch của tôi, cháu cứ bình thường sáng đi tối về...rồi bẵng đi một thời gian, khoảng hai hay ba tháng gì đó, tôi chẳng nghe cháu phàn nàn gì, lại còn vui vẻ ca hát nữa chứ. Tôi thấy an tâm trong lòng, chẳng nhắc lại lời nói lúc trước với cháu nữa. Không biết nó đã “ghiền” trường mình chưa nhỉ-Tôi tự hỏi.
          ...HọckỳI.Cháu đăng ký thi và đỗ vào đội tuyển của thành phố. Cháu thường đi học luôn, tối về lại bận học bài và soạn bài nên dì cháu chẳng có dịp chuyện trò...
          Ngày 20/11. Cháu xin phép được về quê thăm Thầy Cô giáo cũ. Trước khi đi, cháu rủ rỉ: “Dì ơi! Con biết ơn Dì lắm! Dì đã cho con được học trong một ngôi trường đầy ắp tình thương. Thật tuyệt vời!” “Vậy khi nào có dịp con sẽ nói với Dì vì sao con lại nói như vậy nhé!” “Dạ”.Tôi vui lắm, có lẽ cháu đã cảm nhận được chữ “tâm” trong tất cả các thầy cô giáo trường tôi rồi chăng?.
          Tết dương lịch. Được nghỉ một ngày. Cháu tôi sung sướng lắm. Cháu bảo với tôi rằng: “Con được nghỉ nhưng không về vì còn ở lại để tâm sự cho Dì nghe như đã hứa” “Thế con không đòi về lại quê để học nữa hả?”... “Dì ạ! Con không nghĩ rằng mình được hạnh phúc như vậy khi được học tập ở ngôi trường này. Con đã  được học với những người Thầy, người Cô đáng kính và trên cả tuyệt vời. Trước tiên, con “ghiền” thầy Bền nhất. Vì sao á? Vì Thầy là Thầy chủ nhiệm con nè, lại dạy Toán nữa. Thầy đã truyền cho con không những phương pháp giải toán độc đáo mà còn bảo ban con ứng xử với những “con ma mới” một cách “học trò” nhất, Thầy bảo: “Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò nhưng không có ma, không có quỉ thì học trò vươn lên đứng thứ nhất, rồi giành đứng nhì, đứng ba luôn”. Đó!Dì thấy Thầy có vui và tâm lý không Dì?. Còn nữa, khi giảng những bài toán khó, Thầy luôn có những lời giải vô cùng hóm hỉnh, vui nhộn, thông minh; cái cách giải đó đã làm “mềm đi” những công thức, con số toán học khô khan mà theo con nghĩ ít có người có được. Cho nên với con, môn Toán không còn là môn Oán nữa”. “Con có nói quá không đấy?” “Không hề. Bằng cảm nhận của tình- yêu- vừa- mới- nảy- nở với môn Toán, con đã nghĩ rằng Thầy không chỉ  thổi tất cả những nhiệt huyết của mình cho bộ môn mà Thầy yêu thích mà còn truyền cho học trò ngọn lửa đam mê Toán học một cách tự nhiên nhất, không hề gò ép. Con chắc khi xưa Thầy  rất giỏi môn Toán đó nghe Dì. Con đã thật sự yêu thích môn này nhờ được học Thầy đó”. Cái con bé này, không biết nó nói như rứa có đúng không he? Như vậy thì nó sướng hơn cả mình rồi còn gì... “Nè! Con còn “thần tượng” thầy Chương dạy Văn nữa nghe Dì. Con nghĩ, có lẽ học với Thầy Chương, con đã có cách nhìn nhận cuộc sống khác đi chăng? Từng bài học, từng áng văn, từng khổ thơ, từng lời giảng, Thầy cứ như lấy ra từ gan ruột-có nhiều lúc, cả lớp cứ lặng đi còn lời Thầy thì sang sảng, thiết tha, cô đọng,... Bọn con cứ bảo nhau:“Thầy mình đang lên “đồng” đấy! Thầy đang nhập dữ chưa? Nè! Dì nghe con kể, Dì cũng “ghiền” Thầy luôn, phải không? “Thiệt là...” “Chớ chi nữa kìa. Dì cũng ngẩn tò te lên đó? Lại còn…con bắt được rồi đó nghe!” “Nè! Chỉ nói với Dì thôi nghe, con mà đi kể lung tung, Thầy nghe Thầy sướng quá rồi dạy dở cho coi. Thầy Văn mà dạy dở thì héo một đời đó con”. “Dễ chi Dì! Có cấm Thầy cũng dạy theo cách đó, nhứt là đến giờ bình giảng văn học, mấy đứa nhác học trong lớp còn im re nghe Thầy giảng, huống hồ chi con đã nhiễm chất văn của Dì từ nhỏ rồi...Trời! Nghe con nhỏ ca Thầy dạy Văn dạy Toán của nó như rứa, bản thân mình cũng còn thèm được học, được nghe giảng ghê! Huống hồ chi là học trò. Hèn chi mà... “Dì biết không? Thầy không những dạy con kiến thức về văn học, về cuộc sống mà còn là một cái nhìn bao dung hơn với mọi người. Con đã không còn thấy buồn và mặc cảm nữa, con đã thật sự hoà nhập với bạn bè... Được học với những người Thầy đáng kính như vậy mà không“thần tượng”, không “khoái”, không “ghiền”, không “ phục sát đất” mới là chuyện lạ, phải không Dì?” Ờ! Có lẽ vậy cho nên cả tổ Văn đều xem Thầy là linh hồn của tổ, anh chị em trong trường đều yêu mến và coi Thầy như là “bửu bối”, còn trong những cuộc vui và đi chơi dã ngoại Thầy luôn có những câu chuyện hài hước, dí dỏm, đã làm nổ ra bao trận cười vỡ bụng. Cho nên ai ai cũng thảng thốt khi nghe Thầy bảo sẽ xin nghỉ hưu non. Thầy Chương ơi! Thầy hãy vì những em học sinh và cả những đồng nghiệp lúc nào cũng cần có Thầy. Thầy hãy gắng sức để tiếp tục sự nghiệp “trồng người” Thầy nhé! Trường Chu Văn An luôn là nơi yên ổn để Thầy cống hiến hết sức mình, đồng nghiệp luôn đứng bên cạnh Thầy với tất cả tình thâm sâu, ưu ái nhất, kính phục nhất...
Nghe tôi lặng đi hồi lâu, cháu tưởng tôi đã ngủ nên im. Một tuần sau. Vào tối thứ bảy. Cháu lại tiếp tục chuyện trò:“… Con nói thiệt với Dì chớ trước đây, ngoài môn Toán là môn oán ra, con còn ghét môn Sinh dễ sợ, rứa mà về đây được học với Cô Khương, con vô cùng thích thú. Cô có một kiến thức rất rộng về Sinh học, đặc biệt là về sinh lý người Dì ạ nên Cô giảng hấp dẫn lắm, Cô lại hiền ơi là hiền nhưng không vì thế mà mấy đứa quậy trong lớp lờn mặt Cô đâu. Bọn chúng cũng thích được học Cô như con vậy. Chắc sau này con chuyển sang học khối B quá”. “Sao? Con mau thay đổi nguyện vọng vậy? Trước đây con đã từng bảo với mẹ con là không bao giờ theo nghiệp mẹ cơ mà?” “Hì hì! Vì các Cô dạy khối B đó Dì! Con đã nhập được môn Sinh rồi, lại còn quá kết Cô Vân dạy Hoá nữa chớ. Phải nói Cô Vân là một người Cô thật đặc biệt. Cô hiểu và thương học trò quá đi. Cô bảo: Các em không biết nên mới phải cố gắng học còn nhiệm vụ của Cô là làm sao cho các em hiểu bài thật sự, có được kiến thức thực sự để các em có vốn của riêng mình, không thể vay mượn của ai khác, đó chính là cái gốc rễ để các em có thể học lên lớp trên nữa. Đó! Dì thấy không? Có được học với những người Cô đặc biệt như vậy thì chuyển nguyện vọng để nối nghiệp gia đình cũng là điều dễ hiểu thôi mà Dì.” Nghe cháu nói vậy, nếu mẹ nó biết được chắc mừng lắm đây. “Con cũng thích Cô Thanh dạy Anh văn. Cô Thanh nhiệt tình với học trò lắm Dì ơi! Cô không bao giờ trù úm học trò. Tại sao con nói vậy hả? Ờ! tại vì có mấy đứa lớp con không đi học kèm Cô nhưng Cô rất công bằng trong cách cho điểm. Chẳng hạn ở lớp con có bạn Thủy đi học kèm Cô, nên lên lớp hay ra oai nhưng Cô vẫn dò bài và kiểm tra bài cũ gắt gao, nếu không thuộc Cô cũng phết cho con ngỗng như thường. Như vậy là quá công bằng rồi chớ Dì? Còn Cô Hiền dạy Địa nữa. Khi Cô giảng con nghe ấm áp lạ kỳ. Cô lại có nhiều kiến thức về bộ môn nên học Cô, bọn con không bao giờ nhàm chán. Cô cũng rất quan tâm đến những bạn lười học bằng cách hay kêu tụi nó đứng lên phát biểu bài  vừa học xong để gỡ điểm, cho nên học môn Địa lớp con không đứa nào chuối cả”. “Thế học Cô giảng hay như vậy, con có chuyển nguyện vọng sang khối C không đấy?” “Dì lại chọc con. Đâu phải cứ thích Cô nào là con phải thi môn đó sao Dì? Dì mà được học, Dì cũng như con thôi nhưng con dám chắc là mấy môn học bài, con sẽ thấp điểm cho coi bởi ngồi tụng là một cực hình đối với con mà. Nhưng dù sao con vẫn muốn học Cô. À! Còn môn Sử nữa chi. Cô Tố Trinh cũng là một ấn tượng. Cô nói nghe hay hay. Giọng nói của Cô lạ lạ, Cô không ở Tam Kỳ hả Dì?” “Ờ! Không! Quê Cô ở đây chứ đâu nhưng có lẽ mẹ Cô là người Bắc nên có giọng lai, nghe có vẻ chuẩn về phát âm và lạ lạ hay hay. Cô dạy hấp dẫn không con?” “Dì còn phải hỏi. Cô giảng thật truyền cảm, Cô lại rất tâm lý với những trò nghịch ngợm của lũ tiểu yêu, nên bọn chúng ghiền Cô lắm, còn kiến thức về môn Sử của Cô hơi bị siêu nên bọn con thích mê!”. Trời ạ! Thầy nào Cô nào nó cũng thích mê như vậy. Chắc là bị bùa rồi đây.
Tết Nguyên Đán. Trước khi về quê ăn Tết, cháu tôi lại thầm thì: “Dì ạ!Rất tiếc con chỉ học có một lớp 9 nên con không biết hết tất cả, con đành “ngậm ngùi chiêm ngưỡng tài nghệ và dung nhan” của các Thầy Cô qua những lời kể của lũ bạn mà thôi. Nè Dì! Bạn con đã từng  học Cô Hạnh, đứa nào cũng nói được Cô chủ nhiệm là hạnh phúc nhất trần đời, Cô rất nghiêm khắc nhưng cũng luôn ân cần bảo ban từng li từng tí như người mẹ hiền, Cô lo cho tập thể lớp như lo cho đàn con của mình. Ai chưa ngoan, Cô tìm hiểu cặn kẽ  hoàn cảnh “từng em” để có những biện pháp giáo dục thích hợp nhất, bởi vậy bọn chúng bảo con là Quỳnh không học với Cô là mất nửa cuộc đời rồi đấy. Bọn nó bảo: Cô thật độ lượng, tình cảm của Cô thật chân thành và thấm đượm tình thầy trò. Đứa nào cũng rơm rớm nước mắt khi bảo sắp phải xa Cô để đi học lên cấp ba. Chính vì vậy mà Cô là niềm tự hào của tụi nó khi nhắc lại những năm tháng do Cô chủ nhiệm.... Con nghe mà cứ ước ao...giá như con về học đây sớm hơn Dì hỉ? Nếu được học với Cô một buổi là điều sung sướng cho con rồi”... “Dì nghe con nói Dì cũng xúc động đây nè. Quả đúng như vậy! Cô là một người Thầy đúng nghĩa trong trái tim của tất cả học trò. Cô dạy cho chúng theo cách riêng của mình, Cô luôn bổ sung những kiến thức rất có lợi cho con đường học tập tiếp theo của bọn con, kể cả sau này bọn con có “ra đời” đi chăng nữa. Chẳng hạn khi Cô bảo về nhà học bài cũ và soạn bài mới không bao giờ phải rập khuôn máy móc. Học trò soạn bài mà phải hiểu được cái ý cốt lõi nội dung bài học theo cách riêng và làm thế nào đó để khi đến lớp phát biểu xây dựng bài, phải nói những gì mình thật hiểu mà thôi, còn phát biểu mà đọc ro ro những tư tưởng của người khác thì Cô không chấp nhận. Bởi vậy nên học trò vừa sợ vừa yêu Cô như vậy đó con.” “Ờ! Bọn nó sướng quá dì he”... “Con biết không? Với đồng nghiệp, Cô luôn là nhà giáo gương mẫu, nhân ái, chan hoà, còn với Dì- Cô là người Chị rất mực thân thương. Có chuyện vui buồn chi, Dì đều trút vô cho Cô để còn tìm ra một hướng đi đúng đắn nhất. Dì gặp được Cô cũng như là gặp được quí nhân... Dì cứ tưởng tượng nếu phải luân chuyển đi trường nào, phải xa Cô thì chắc Dì chới với mất, con ơi!..”
Nhìn tôi lặng đi, lại thấy nước mắt tôi lặng lẽ chảy dài, cháu la lên: “Coi Dì kìa! Tự nhiên Dì nghĩ chuyện xa xôi cho buồn rồi nước mắt ngắn dài như rứa. Trời ơi! Cắc cớ chi mà nghĩ đến chuyện chuyển trường hả Dì? Con thấy Dì ở đây, ở trong ngôi trường Chu Văn An này là điều sung sướng lắm rồi, đừng có nghĩ lung tung rồi khổ nữa. Dì cứ làm tốt công việc của mình là được. Có ai khi dễ Dì đâu?” “Nhưng con biết không? Có khi do nhu cầu công tác, do nhiệm vụ cấp trên giao nên mình phải đi xa chớ có ai muốn chia tay với mọi người đâu. Có lẽ đây là mái ấm của Dì mà ngày ngày Dì như được chở che. Bây giờ Dì có công việc ổn định lại còn có những người chị, người anh rất mực gần gũi thân thương, bao dung và độ lượng, Dì nào còn mong muốn chi hơn nhưng con chưa biết đâu? Có khi điều mình muốn nhiều khi khó đến được với mình.” Thiệt là…Cháu tôi còn nhỏ đâu biết được những góc khuất…mà tôi không thể nói ra với nó…
Một hồi lâu, cháu nói: “Con còn nghe mấy đứa bạn kể về Thầy Liêm dạy Toán. Thầy dạy súc tích, ngắn gọn nên rất dễ hiểu, có nhiều khi Thầy quan tâm đến học trò dốt nhưng chăm chỉ bằng cách giảng tỉ mỉ đến từng chi tiết, rất cụ thể để những đứa tiếp thu chậm cũng nắm bắt được chương trình. Chính vì vậy mà học trò hết lứa này đến lứa kia đều thương yêu Thầy đó Dì, bọn chúng bảo: Thầy dạy đã lắm, khi giải những bài toán khá học búa Thầy đưa ra những câu hỏi vui vui để cho học trò khỏi sợ môn Toán. “Ờ! Thầy là vậy đó con. Lúc nào Thầy cũng quan tâm, lo lắng cho học trò hết mực. Lứa của Dì, ai học Thầy rồi là họ nhớ Thầy suốt đời bởi cái tâm trong sáng mà ai biết rồi cũng đều nể phục.”  “ Ủa! lớp tuổi Dì mà Thầy cũng dạy rồi sao Dì?” “Ờ! Thầy dạy lâu rồi con à! Cũng dễ đã 30 năm” “Rứa mà con thấy Thầy trẻ ghê, tưởng đâu hơn Dì vài tuổi là cùng chớ mấy. Dì biết không, thỉnh thoảng khi nhìn tóc Thầy bạc, con cứ nghĩ đến bài hát Bụi phấnquá”, rồi cháu khe khẽ hát:… “khi Thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc Thầy”…. “Ờ! Thầy nhiều tuổi rồi hèn chi bọn chúng bảo Thầy đã từng dạy bố mẹ tụi nó nữa đó. Bây giờ, mỗi khi nhắc đến Thầy là họ vẫn còn kính trọng và đầy tự hào khi từng là học trò của Thầy Liêm. “Bạn con nói đúng rồi đấy. Thầy là người Thầy đáng kính trong trái tim mọi người. Thầy luôn là tấm gương sáng cho lớp lớp đàn em và đồng nghiệp thì luôn trân trọng và kính phục lẫn thương mến…
Thực ra, cháu tôi chưa biết đấy thôi, chứ những người Thầy người Cô đáng kính của trường tôi không những với cái tâmtrong sáng người Thầy mà về mặt chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thì ai ai cũng phải kính cẩn ngã mũ xin bái làm sư phụ. Đồng nghiệp ở các trường bạn đều bảo: Trường Chu Văn An có Thầy Quang sống rất tâm đức làm Hiệu Trưởng đã ngon rồi mà đội ngũ Tổ trưởng như Thầy Liêm, Thầy Chương, Thầy Thu, Thầy Hồng, là những cây đa cây đề trong ngành Giáo dục. Những người giáo viên như: Cô Thành, Cô Tưởng, Cô Nga, Cô Loan,…là những người cứng cựa, không dễ chi bắt bẻ được về chuyên môn cũng như tấm lòng bao dung và độ lượng của Nhà giáo còn lớp trẻ hơn một chút như Cô Vui, Cô Chanh, Cô Hồng, Thầy Hải, Cô Ái Trung, Cô Lý, Cô Thu Vân, Cô Loan Trinh, Thầy Trần Công... là đội ngũ kế cận không hề hổ thẹn với bậc đàn anh, với những cây đa cây đề trong nghề dạy học. Cho nên nhiều khi đi đến đâu, tôi rất tự hào khi bảo với họ rằng mình đang làm ở ngôi trường Chu Văn An. (Tự hào quá đi chớ, còn Dì của nó cũng ngon chớ bộ. Chắc nó mãi khen người khác rồi quên Dì nó đây. Cũng hơi buồn chút chút...)
Năm nay, cháu tôi đã thi đỗ vào Đại học với số điểm rất cao. Và đỗ cả hai trường với hai khối thi A và B. Có lẽ đó cũng là nhờ một phần ở công lao to lớn của các Thầy các Cô đã dạy dỗ cho cháu tôi năm nào. Cháu tôi đã cảm nhận đúng, cháu đã tiếp nhận được những giọt mật kiến thức mà Thầy Cô giáo trườngChuVăn An ban tặng. Ngày 20/11 năm nay, cháu rất muốn được về thăm lại ngôi trường xưa để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Cô nhưng không thể về được. Chính vì vậy mà Dì nó là tôi thay mặt gia đình, chân thành cảm ơn Thầy Cô đã giúp cháu đạt được những kết quả đáng khích lệ như ngày hôm nay.
Bài viết này như là tấm lòng tri ân của gia đình anh chị tôi gởi tới quí Thầy Cô. Xin kính chúc quí Thầy Cô luôn mạnh khoẻ, trẻ đẹp mãi mãi và đừng bao giờ nghĩ đến việc viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi như Thầy Chương, Thầy Hồng, Cô Thuý nữa nhé. Trường Chu Văn An luôn ấm áp trong trái tim tất cả mọi người.

Thiện Chí
Giờ học sinh động

Đông về. Đông lại về
Ngoài trời se se lạnh
Ngồi bên trang giáo án
Chuẩn bị bài ngày mai

Trên bàn phím vi tính
Dữ liệu được đưa vào
Cảm giác thật là vui
Mai bài giảng trên lớp

Đưa mắt nhìn các em
Các cánh tay thơ trẻ
Phát biểu bài sôi nổi
Thầy trò đều thỏa mong

Những bài học tiếp theo
Thầy chuẩn bị soạn mới
Nhiều giáo án điện tử
Bằng công nghệ thông tin
             Tr. C. Minh
Niềm vui ngày hội
Thời gian trôi...
              mùa đông lại về
Lòng tôi như vẫn mải mê thu vàng
Nhớ ngày khai giảng xốn xang
Gặp đàn trò nhỏ rộn ràng niềm vui
Gần xa nô nức tiếng cười...
Vào năm học
     với đêm khuya giáo án
Mong bài giảng hay hơn
             đỏ thắm những điểm mười
Lớp lớp người người rộn cả niềm vui
Vinh quang nghề nghiệp trồng người tương lai.
        HUỲNH THỊ THANH
Ta là giáo viên thời @
Bán cháo phổi
Đó là cụm từ mà thế hệ trẻ ngày nay dùng để nói về nghề giáo viên thay vì những cụm từ truyền thống như “Trồng người” hay “Gieo mầm tài năng cho đất nước”. Một ngày đến trường, ròng rã năm tiết, hai trăm hai lăm phút liên tục trên bục giảng với phấn trắng bảng đen, để truyền đạt cho học sinh tất cả những gì mà ta biết, ta nghiên cứu, ta miệt mài cả đêm, thế mà...thôi thì đành chấp nhận với xã hội ngày nay vậy!
Ông, Bà
Đó là những “mỹ từ” mà học sinh dùng để nói về chúng ta khi không cho chúng hỏi bài khi kiểm tra, hoặc dò bài chúng gắt gao hay la mắng chúng. Thì ta xem chúng như con, mong chúng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, chuyên tâm học hành hơn mà thôi...có nhiều khi ta bỗng giật mình nghe thằng con kể về cô giáo nó. Còn học trò của mình có nói vậy không?
Bảo mẫu
Đó là cảm giác khi phụ huynh nói với ta: “Thôi thì trăm sự nhờ cô, nhờ thầy! Tui mải lo chạy đôn chạy đáo để có cái ăn cho nó đến trường nên không có thời gian!”. Ta cười, chép miệng, chưa kịp nói gì thì họ đã nhanh chóng bỏ đi. Ở nhà hai đứa con, trên trường đến tận hơn bốn mươi đứa. Nhẩm tính chắc cũng gần bằng Mẹ Âu Cơ khi đi khai hoang lập địa rồi...
Kỹ sư tin học+Nhà kinh tế
Hai ngành ấy, thoáng nghĩ cũng chả liên quan gì đến nhau nhưng hãy nghĩ kỹ xem. Thời đại công nghệ thông tin, giáo án cũng chuyển sang điện tử. Tối đến, sau khi hoàn thành xong việc nhà với sự trợ giúp của ông xã, ta lại cặm cụi bên bàn phím, mổ từng chữ một. Được mười phút thì chóng mặt, mờ mắt phải nghỉ ngơi. Lại phải nhẩm tính xem ngày mai ăn gì, đi chợ hết  bao nhiêu, thằng con lại xin tiền nộp học...tính toán xong lại tiếp tục với  máy vi tính, làm quen với Word cũng đủ làm ta nhọc, nay lại thêm PowerPoint với giáo án điện tử...
Khi đã hoàn thành xong thì đồng hồ cũng điểm gần mười hai giờ. Lật đật chạy lên gác xem hai đứa đã ngủ chưa? Áp lực trường chuyên làm thằng nhỏ ốm đi thấy rõ, thằng lớn vẫn cặm cụi bên bàn học đến gần hai giờ sáng với gánh nặng Đại học...lại lật đật chạy xuống bếp, pha ly sữa, đem gói bánh cho con...khi đặt lưng xuống cũng đã sang ngày mới...
Tâm huyết
Lắm lúc, công nghệ và cuộc sống thời @, cộng với lứa tuổi U50 làm ta nản chí, muốn “rửa tay gác...phấn” để toàn tâm toàn ý lo cho chồng con, cho tổ ấm của mình...nhưng cụm từ TÂM HUYẾT lại xuất hiện. Âu cũng là do cái duyên, cái phận với nghề gõ đầu trẻ. Cũng nhờ nó mà ta mạnh mẽ hơn, vững tin hơn trên chặng đường phía trước. Cho dù xã hội có thay đổi đến thế nào đi nữa, ta có gánh thêm nhiều trách nhiệm, gánh nặng hơn nữa ta vẫn tự hào, hãnh diện vì TA LÀ GIÁO VIÊN THỜI @
                                                           TUYẾT HẠNH
 Niềm vui mới
Mùa thu đến thật dịu dàng
Dấu chân trẻ nhỏ, ngân vang diệu kỳ
Dập dìu bóng dáng thầy cô
Sân trường áo trắng, xôn xao chuyện trò
Đến đây rộng mở tình người
Đồng nghiệp xích lại, tiếng cười thân thương
Công việc soạn giảng lao đao
Nhưng vì yêu trẻ, ai nào chịu thua
Giáo án điện tử, đau đầu
Bấm, mở, đánh, nhập,...cùng nhau miệt mài
Cũng mong bài giảng ngày mai
Dành cho con trẻ, tương lai vững vàng
Bây giờ ai cũng hoà cùng
Ngôi trường thân thiện, cộng đồng yêu thương
                                                                   Huỳnh Thị Kiều Thu
 Tình thầy trò
 Mùa thu qua đông tới
Nhớ kỷ niệm về nghề
Trong lòng tôi xao động
Suy nghĩ và nhớ nhung
Lớp học trò đầu tiên
Đã lớn khôn thành đạt
Nhớ tới Thầy năm xưa
Tặng hoa và thăm hỏi
Thầy có khoẻ mạnh không?
Qua bao lớp học trò
Thầy truyền cho kiến thức

Trí-đức-dục-thể-mỹ
Nhân cách được hình thành
Sức lực và trí tuệ
Góp cho đời thêm tươi
Hai mươi năm đứng lớp
Trách nhiệm và tình thương
Tự học và trau chuốt
Tri thức được tích thêm
Kịp theo thời đại mới
Là tấm gương trong sáng
Thế hệ trẻ noi theo
Tr. C. Minh
 
Nỗi lo không của riêng ai
Mỗi buổi sáng, nhìn những giọt sương long lanh đùa giỡn trên khóm lá, lòng tôi dâng lên một cảm giác dịu ngọt khác thường…
Ngày lại ngày…thời gian cứ trôi. Những giọt sương cứ đùa giỡn trên các khóm lá…nhưng có một ngày, tôi chợt nhận ra rằng: những giọt sương kia sao giống những đôi mắt học trò ngây thơ đến thế, cũng tròn xoe, ngơ ngác,... Đúng. Ngày xưa…ngày xưa đó. Chúng tôi cũng là học trò, cũng ngây thơ và hồn nhiên trong trắng, cũng mở mắt tròn xoe, cũng chăm chú lắng nghe từng lời Thầy giảng. Chúng tôi cũng biết lắng đọng tâm tư để tiếp nhận tất cả những gì mà Thầy Cô đã truyền đạt cho chúng tôi. Chúng tôi cũng biết bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chúng tôi cũng nghịch chứ. Học trò mà. Và… có lúc cũng xao xuyến đưa hồn mình vào những áng văn thơ bất tử…
          Có một lần, Thầy dạy Toán xoa đầu tôi: “Con học toán được đấy, cố gắng lên nghe con”  Còn Cô Văn thì âu yếm: “ Khách này đang chờ tôi đưa sang sông đây” Giọng của Thầy Cô đầy thương yêu nhưng không kém phần tự hào khi có được một đứa học trò học giỏi và ngoan ngoãn. Tôi thật sự vui. Nỗi vui ngập đầy trong tâm thức và tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của Thầy Cô…tôi sẽ nối nghiệp Thầy bằng nghề lái đò đưa khách sang sông…
          Cho đến một ngày tôi quay về thăm lại Thầy Cô giáo cũ với ước nguyện đã đạt được…nhưng họ đã về hưu. Nhìn mái tóc đã bạc, đôi mắt đã đổi màu, giọng nói đã khàn đục mà lòng tôi quặn thắt…Thầy Cô ơi! Con đến thăm Thầy đây, con đến viếng Cô đây! Bao nhiêu năm qua. Gánh nặng cuộc đời con không đến thăm hỏi thường xuyên Thầy Cô…tôi như muốn chôn chân nơi ngõ nhỏ…nỗi thương Người tràn ngập lòng tôi.
          Nhận ra cô bé nghịch ngợm ngày xưa là tôi đến thăm. Ai cũng vui mừng. Ríu rít. Tíu tít mời vào nhà. Đôi má hồng lên trông trẻ ra nhiều lắm.
          Được biết tôi cũng là đồng nghiệp, cũng là những người đưa khách sang sông. Thầy Cô hạnh phúc lắm nhưng rồi buồn buồn chép miệng thở dài: “Quãng đời làm Thầy ngày xưa hạnh phúc bao nhiêu thì ngày nay càng buồn bấy nhiêu. Học trò ngày nay đã đổi thay nhiều theo sự tiến lên của xã hội. Đã còn rất ít em học sinh nhớ đến Thầy với tình cảm chân thành nhất. Các em học sinh ngày nay hiện đại quá rồi. Tây hoá quá rồi”. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,480
  • Tháng hiện tại18,818
  • Tổng lượt truy cập3,923,855

Lịch

Lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với học sinh

Lượt xem:3360 | lượt tải:881

Số 2573/QĐ-UBND

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Lượt xem:2317 | lượt tải:541

Nội quy

Nội quy thi học kỳ

Lượt xem:5015 | lượt tải:0

Số 47/2012

Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia

Lượt xem:9990 | lượt tải:1551

58/2011/TT-BGDĐT

Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

Lượt xem:2544 | lượt tải:564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây