Sản phẩm học tập theo dự án : Làng rèn Hồng Lư

Chủ nhật - 17/09/2017 19:26
 Giữa buổi trưa nhưng từ đầu làng cho đến cuối làng vẫn vang tiếng đe, tiếng búa nện. những tia lửa từ các thanh sắt đỏ rực bắn tung tóe, nghề rèn mở rộng đã biến Hồng Lư (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) thành một làng nghề khá quen thuộc và luôn tràn đầy sức sống. các lò rèn hối hả làm việc cho kịp hàng đặt mối
Sản phẩm học tập theo dự án : Làng rèn Hồng Lư
 Làng nghề rèn Hồng Lư: tất bật và tràn sức sống      
Thương hiệu làng rèn thủ công Hồng Lư đã và đang nổi tiếng khắp nơi...
 
img_3362_500

  NỔI DANH LÀNG NGHỀ
Con đường vào làng được bê tông hóa, trong làng chỉ còn vài ngôi nhà cũ, còn đa số là những ngôi nhà 2 tầng khang trang...đã nói lên sự khởi sắc của một vùng quê nằm sâu trong con hẻm nhỏ rẽ từ đường quốc lộ số 1 – Phan Chu Trinh, TP Tam kỳ, bộ mặt nông thôn đã thực sự thay da đổi thịt chính nhờ nghề truyền thống của ông cha để lại.
Theo lời kể của một bậc bô lão trong làng thì “nghề rèn đã có từ lâu, trẻ làng rèn sinh ra đã quen mắt quen tai với tiếng búa quai, tiếng ống bể phì phò thâu đêm suốt sáng”... Ông là một hậu duệ ba đời của Ông tổ rèn - ông Bá (85 tuổi) "làng rèn được truyền đến đời ông đã là đời thứ 3”, lịch sử hình thành làng nghề rèn khá phong phú.
 Trước năm 1945, ông Xã Y (tức ông nội của ông Bá) đã đi làm thợ và học nghề tại Huế, sau nhiều năm ông Xã Y trở về quê mở lò rèn và thuê một số thợ ở Huế cùng vào làm nghề. Sau một thời gian Ông Xã Y đã tự chủ và làm rèn độc lập với những người thợ là con, cháu của Ông. Ông đã truyền nghề lại cho con cháu và dân trong làng cái nghề rèn sắt này,  Hồng Lư ra đời từ đó … Và như vậy, từ một lò rèn đầu tiên của Ông Xã Y sang đời sau đã có 4 lò rèn là của 4 người con Ông là Ông Đới, Ông Duyên, Ông Ngọc (Cha Ông Bá) cùng với 5 lò nữa của những người trong làng, … Đến nay, tổng cộng trong làng có đến 15 lò rèn lớn nhỏ; nghề này không còn là truyền thuyết nữa mà đã trở thành chuyện miếng cơm, manh áo của người dân nơi đây.
 Nghề rèn trong thời kì kinh tế thị trường được giải phóng khỏi những khó khăn, để khẳng định sức sống của một làng nghề danh tiếng trên đất Quảng, đơn đặt hàng ở đây ngày càng nhiều, nghề rèn Hồng Lư đi lên từ đó...
Điều đáng nói là Hồng Lư đã nhanh chóng áp dụng khoa học vào sản xuất và giảm nhọc nhằn cho người lao động, các hộ đã tự trang bị cho mình máy cắt sắt chứ không cắt bằng búa như trước hoặc dùng máy mài chứ không mài tay; lại còn dùng mô tơ chạy thổi lửa nung sắt chứ không quay tay như trước đây, ... để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, đây cũng là biện pháp sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề, dần dần tạo dựng thương hiệu của một làng rèn truyền thống. Sản phẩm của làng cũng rất đa dạng, mỗi hộ có một sở trường riêng : lò thì sản xuất cuốc, rựa nơi thì cho ra dao, rìu hay liềm, hái ...
 

Sản phẩm của làng rèn ông Bá có chỗ đứng trong thị trường không phải bởi sự lâu năm của lịch sử làng nghề, mà là chất lượng của nó, “chừng nào nghề nông còn tồn tại thì còn cần đến sản phẩm của chúng tôi" - ông Bá cho biết . mặt hàng mà lò sản xuất chủ yếu như là dao, kéo, các loại dao chuyên dụng cung cấp cho các nhà hàng kinh doanh ăn  uống và rựa chặt cây dùng cho người dân làm nương rẫy....
DAO SẮC GỌT CHUÔI 
Nâng con dao lên phía ông kính, ông Thức (tức con ông Bá) chậm rãi "để làm ra được một con dao này chúng tôi đã phải mất nhiều công sức và thời gian nên chỉ cần nhìn vào là có thể biết ngay đó là sản phẩm do lò làm ra ".
Để có một con dao tốt phải bắt đầu từ giai đoạn nung miếng sắt hình chữ nhật đầu tiên. Khi khối sắt được rèn đập cho ra khối chữa nhật thì người thợ bắt đầu xẻ rãnh thanh sắt để “kẹp” vào rãnh đó một miếng thép nhỏ, dài mà sau này nó hình thành là phần lưỡi dao bén ngọt; tiếp sau đó người thợ phải nung cho thanh sắt kẹp thép này tới nóng chảy và đập nhanh cho chúng khuếch tán vào nhau thành một khối.
Tiếp theo là giai đoạn nung chín và dát mỏng, đồng thời uốn, nén sao cho khối thép dần dần hình thành phôi dao và cuối cùng là hình dạng con dao bán thành phẩm. Khi người thợ chính “quăn” con dao bán thành phẩm ra thì bên ngoài có người thợ phụ thực hiện giai đoạn làm nguội để hoàn chỉnh sản phẩm bằng cách đập, dát, gọt, dũa; sau đó lại trả cho người thợ chính thực hiện công đoạn “tôi”; đây là công đoạn bí quyết của nghề, con dao sau này có bén, tốt hay không phụ thuộc vào trình độ “tôi thép” của người thợ rèn. Và cuối cùng con dao được đưa ra cho người thợ phụ mài cho bén để xuất lò.
Quá trình thực hiện các thao tác như thế đòi hỏi sự công phu kỹ lưỡng và kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề của người thợ, “non quá dễ bị quăn lưỡi, già quá sẽ bị mẽ hoặc rạng nứt, đập sắt phải khỏe mạnh, mài cũng giữ một vai trò quan trọng, đôi tai và con mắt của người thợ lâu năm trong làng nghề chỉ cần nhìn vào hoa lửa bắn ra hoặc nghe tiếng máy kêu cũng có thể biết được sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa”. Đó chinh là lí do vì sao những người vùng khác đến học nghề không thể "lấy" được bí kiếp của người thợ Hồng lư.
Nghề rèn là nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây, một người thợ bình thường một ngày sản xuất được trên bốn mươi thành phẩm, tính cả làng con số dao, rìu, rựa ... ra đời trong một ngày trên dưới một ngàn chiếc.
Đã có một thời, làng nghề rèn ở phường Hòa hương đã chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các lò rèn hoạt động cầm chừng, sản phẩm không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị choáng ngợp trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại sản phẩm nhập ngoại từ Trung quốc, Thái lan, … tràn vào thị trường Việt nam với mẫu mã đẹp, màu sắc trắng sáng, giá rẻ hơn. Nhưng rồi người dân Hồng Lư vẫn kiên nhẫn, cần cù, sáng tạo, thông minh tạo ra sản phẩm bằng chính bàn tay lao động của mình. Và như thế, thời gian trôi qua, “người Việt dùng hàng Việt”, đơn đặt hàng cũng như sản phẩm bày bán ở các chợ đều ngày càng tăng vì chất lượng thật và độ bền của sản phẩm. nhiều khu chợ trong và ngoài thành phố cũng đã xuất hiện hàng hoá của làng nghề Hồng Lư. Làng nghề không những tồn tại vững vàng mà còn phát triển hơn xưa, từ bốn lò khi mới hình thành, đến nay làng nghề đã có trên 15 lò rèn lớn nhỏ hoạt động liên tục với đội ngũ thợ được tuyển dụng và bổ sung tại chỗ, bởi đã giải quyết công ăn việc làm cho con cháu trong khu phố.
Theo ông Bá - chủ lò rèn khá lâu đời ở đây, nghề rèn không chỉ có sức khỏe là làm được mà cần phải học, để học được tinh thông nghề này, người nhanh nhẹn cũng phải mất 3 năm chuyên cần, không có sách vở nào ghi chép bí quyết cả, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau. Cho nên, thợ học việc phải có lòng nhẫn nại học hỏi, rồi cảm nhận bằng sự tinh tế của tai, mắt, của bàn tay chính mình. Đến khi có thể làm được sản phẩm sắc bén, rắn mà không giòn, dẻo mà không mềm, thì coi như thành nghề. Hơn nữa, các bậc tiền bối “luôn nhiệt tình truyền dạy cho lớp thợ trẻ tiếp nối, không có chuyện giấu nghề, giữ bí quyết đâu".
 Nghề rèn truyền thống của Hồng Lư - Hòa Hương hiện nay thu hút đến gần 70% số người lao động trong độ tuổi của làng và nhiều lao động từ các phường, huyện khác trong tỉnh đến làm thuê với thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, làng nghề rèn Hồng Lư dù chưa được quy hoạch xây dựng thành một khu sản xuất riêng, nhưng một số lò vẫn đảm bảo về môi trường tránh tiếng ồn và ô nhiễm.
Tìm hiểu về làng nghề truyền thồng Rèn Hồng Lư, chúng ta mới thấy được nét đẹp văn hóa của nghề thể hiện qua hình dáng, chất lượng sản phẩm; đó là kết quả của một quá trình lao động sáng tạo từ đời này sang đời khác của người dân nơi đây.
Chúng em cũng biết được hiện nay tình trạng “làm ăn” của làng nghề vẫn còn tính “manh muốn” chưa ổn định về đầu ra; cho nên, nguyện vọng lâu đời của người dân làng nghề là được các tổ chức quan tâm hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm đầu ra bằng cách thông tin quảng bá hoặc đặt hàng sản phẩm tiêu thụ các nơi khác để làng nghề được sắp xếp bố trí hoạt động nhịp nhàng hơn, tạo điều kiện công ăn việc làm cho hầu hết các lao động trong làng.  
                                        Nguyễn Thị Trà Phước - Lớp 8/2 THCSChu Văn An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay385
  • Tháng hiện tại10,293
  • Tổng lượt truy cập3,915,330

Lịch

Lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với học sinh

Lượt xem:3349 | lượt tải:878

Số 2573/QĐ-UBND

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Lượt xem:2315 | lượt tải:540

Nội quy

Nội quy thi học kỳ

Lượt xem:5002 | lượt tải:0

Số 47/2012

Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia

Lượt xem:9960 | lượt tải:1544

58/2011/TT-BGDĐT

Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

Lượt xem:2536 | lượt tải:560
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây