Nhưng bổn phận này không phải chỉ là sản phẩm của lý trí thuần túy mà còn xuất phát từ một tấm lòng, một tình cảm thật sâu xa bền bĩ: sự thương mến kính trọng thầy. Bởi người làm thầy phải là người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, trỡ nên người tốt ở trên đời.Thầy có sứ mạng cao cả của thầy, phải ý thức được sứ mạng cao cả đó, để làm hết phận sự của thầy, làm cho thế hệ trẻ nên người. Có vậy học trò và người đời mới thương mến kính trọng thầy. Tinh thần tôn sư nói lên lòng tôn kính người thầy.
Tinh thần đó luôn luôn có trong xã hội Việt Nam. Nó bao gồm sự kính trọng, lòng biết ơn và lòng thương mến của người học trò đối với thầy. Tinh thần đó bây giờ vẫn tồn tại ở nhiều người, nhưng không sâu đậm bằng ở các người xưa. Càng đi ngược về xưa chừng nào thì tinh thần đó càng sâu xa đậm đà chừng nấy. Trọng đạo là đánh giá thật cao đạo lý của thánh hiền xem như mẫu mực để người đời noi theo. Đạo lý đây là luân lý đạo đức và thánh hiền không ai khác hơn là Không Tử mà người Á Đông thường tôn sùng như bậc thánh nhân. Khổng Tử cũng là người đầu tiên làm nghề dạy học. Ngài cũng là vị thầy cao cả nhất trong xã hội Á Đông.
Người đi dạy cũng như người đi học từ xưa luôn luôn xem Ngài là bậc "vạn thế sư biểu" tức là ông thầy tiêu biểu của muôn đời.Khổng Tử ra đời năm 551 trước Tây lịch. Ngài là người nước Lỗ nay thuộc vùng Sơn Đông ở phía Bắc nước Trung Hoa. Lúc mới lên ba tuổi, Khổng Tử phải chịu cảnh mồ côi cha. Đến 19 tuổi, Không Tử lập gia đình và bắt đầu đi làm việc với chức vụ khiêm nhường là "ủy lại", là chức coi việc thóc lúa trong kho. Sau đó được đổi sang việc coi nuôi bò trong việc tế lễ. Thiên tư dạy học của Ngài bắt đầu xuất hiện khi Ngài nhận dạy riêng cho con trai của Lỗ Hầu. Lúc này Ngài mới 22 tuổi. Khổng Tử rất thích nghiên cứu học hỏi về những gì liên quan đến lễ nghi, văn hóa, lịch sử nước Tàu. Khoảng 29 tuổi Khổng Tử nhờ con của Lỗ Hầu giúp cho phương tiện để đi đến Lạc Ấp (kinh sư nhà Chu) để học hỏi. Ở đây có nhà Minh đường do triều đình thiết lập để chứa các luật lệ, thu tập những bảo vật cùng những di tích của các bậc thánh hiền đời trước (xem như văn khố và viện bảo tàng hồi đó). Ở đây Khổng Tử có cơ hội khảo cứu tường tận các nghi thức tế lễ, các thể chế nơi miếu đường và các nơi giao tế. Sau đó Khổng Tử trỡ về nước Lỗ chánh thức đi vào cuộc đời dạy học. Chỉ trong thời gian ngắn tiếng tăm của Ngài được đồn đãi khắp nơi.
Học trò theo học càng ngày càng đông. Năm 517 trước Tây Lịch, lúc này Ngài đã được 35 tuổi, nước Lỗ trãi qua một cuộc loạn ly, Không Tử phải tản cư qua nước Tề, sống ở đây một thời gian hơn năm năm. Mãi đến năm 511 trước Tây Lịch Ngài mới trỡ về nước Lỗ san định sách vở, và tiếp tục dạy học. Học trò của Ngài đến từ nhiều nơi trên khắp cả nước Tàu. Một hôm, theo lời mời của vua nước Lỗ, Ngài xuất chính, giử chức Trung Đô Tể, tức kinh thành Phủ Doản (như Đô trưởng). Ít lâu sau thăng lên chức Đại Tư Khấu (như tổng trưởng tư pháp) và sau cùng Nhiếp Chính Sự (như Thủ Tướng chính phủ). Ngài không mấy thành công trên chính trường vì chính sách cai trị của Ngài quá thiên về đạo đức (vương đạo). Lối cai trị đạo đức của Ngài chỉ có lợi cho dân mà không có lợi (vật chất) cho kẻ cầm quyền, nó không thỏa mãn được lòng tham lam, ham muốn bá quyền của các vua chúa.
Ngài chỉ làm quan thời gian ngắn, rồi cùng các đệ tử đi chu du thiên hạ suốt mười mấy năm trời nhưng không tìm được nơi để thi hành vương đạo của Ngài nữa. Ngài trỡ về nước Lỗ lúc 68 tuổi, sống những ngày còn lại nơi quê nhà. Ngài mất năm 474 trước Tây Lịch, thọ 73 tuổi.Nhiếp Chính Sự (như Thủ Tướng chính phủ). Ngài không mấy thành công trên chính trường vì chính sách cai trị của Ngài quá thiên về đạo đức (vương đạo). Lối cai trị đạo đức của Ngài chỉ có lợi cho dân mà không có lợi (vật chất) cho kẻ cầm quyền, nó không thỏa mãn được lòng tham lam, ham muốn bá quyền của các vua chúa. Ngài chỉ làm quan thời gian ngắn, rồi cùng các đệ tử đi chu du thiên hạ suốt mười mấy năm trời nhưng không tìm được nơi để thi hành vương đạo của Ngài nữa. Ngài trỡ về nước Lỗ lúc 68 tuổi, sống những ngày còn lại nơi quê nhà. Ngài mất năm 474 trước Tây Lịch, thọ 73 tuổi.