Một số trò chơi tập thể

Thứ ba - 14/09/2010 15:23
Một số trò chơi tập thể
1. TRÒ CHƠI VUA HÙNG KÉN RỂ

Hình thức chơi:
Chúng ta chọn các bạn chơi và sau đó chia làm 2 đội.
Mỗi đội phải làm theo lời của chủ trò, chủ trò yêu cầu tìm kiếm cái gì thì các đội phải lấy thật nhanh và sau đó giao cho người chủ trò. Qua nhiều lần như vậy đội nào lấy được nhiều đồ hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi.
2. TRÒ CHƠI ĐI TÌM NGƯỜI THÂN
Hình thức chơi:
Có thể chọn ra 2 bạn bao gồm 1 nam và một nữ. Sau đó cho cả 2 bạn ra ngoài khỏi vị trí của tập thể làm sao cho 2 bạn đó không nhìn thấy gì ở tập thể. Người chủ trò có nhiệm vụ là tìm 2 người cũng như vậy và người đó được chỉ định. Để cho 2 bạn vào tim ra 2 người được chỉ định ấy. Sẽ xó những câu hỏi tùy các bạn muốn hỏi tập thể
Ví dụ như: Người ấy tóc dài đúng hay sai.
Lưu ý câu hỏi chỉ được chọn là đúng hay sai. Không được hỏi như người ấy tóc dài phải không, hoặc người ấy tóc dài hay tóc ngắn.
Câu trả lời của tập thể chỉ là nếu đúng thì vỗ tay, nếu sai thì sẽ ồ lên. Xoay trong các câu hỏi sẽ làm cho bạn có thể tìm thấy bạn mà người chủ trò chỉ định.
Trò chơi này sẽ giúp các bạn có thêm khả năng quan sát

3. TRÒ CHƠI NẾU ............ THÌ......................

Luật chơi: Người quản trò có nhiệm vụ chọn ra 2 đội, 1 bên nam và một bên nữ. Số lượng tuy thuộc vào tập thể có thể cả tập thể cùng chơi.
Sau đó bên đội nam thì viết vế Nếu.
Ví dụ: Nếu mình học giỏi
Còn bên đội nữ thì viết vế thì
Ví dụ: Thì đói bụng
Chon bên đội nào viết vế nếu vế thì phụ thuộc vào người chủ trò nhưng thường là bên đội các bạn nam thì viết nếu còn các bạn nữ thì sẽ viết vế thì
Sau đó ghép 2 vế chọn ngẫu nhiên trong số đó để ghép.
bạn sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên, va nhiều điều hay xảy ra.
4. TRÒ CHƠI BẮT CÁ

Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ trong học tập.
Số lượng: Tùy thộc vào người quản trò có thể chọn người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá
Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
Khi nghe tiếng còi ( hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Nếu cá bị bắt sẽ thua, người nào bắt được nhiều cá sẽ dành phần thắng.
Luật chơi:
Cá nào bị bắt là thua.
Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý: tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
5.NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG
DỘI BOM
mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác...

QUẢ BÓNG TÌNH YÊU
mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa má của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt đi về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp khác.

ĐẤU THƯƠNG
mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ. cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một bạn nữ ngồI lên. bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột một quả bóng đã thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng tròn lớn. nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị chọc bể bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu nào còn lạI sau cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng nhau, nếu đề kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.

KHIÊU VŨ
mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng khiêu "vũ" trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI bong bóng cuốI cùng thì thắng.
_______________
6. TRÒ CHƠI BÊ BÓNG NƯỚC

Nội dung: tùy số lượng tập thể mà có thể chia làm nhiều đội khác nhau. Mỗi đội bao gồm 10 thành viên trong đó có 5 nam và 5 nữ.
Luật chơi: Thời gian quy định cho trò chơi là 5 phút.
Mỗi đội chia làm 2 bên đứng về phía 2 đầu của sân chơi. Yêu cầu địa điểm chơi phải rộng.
Mỗi đội sẽ có số lượng bóng là 3 quả đã được bơm nước căng và bỏ vào các chậu.
Khi trọng tài bấm thời gian thi quả bóng được đưa lên tay của bạn nam. Sau đó bạn nam đó bê quả bóng chạy về phía đầu kia của sân và trao quả bóng đó cho bạn nữ. Và bạn nữ lại tiếp tục chạy lại bên kia sân và trao bóng cho bạn nam khác. Lưu ý khi đã trao bongc ho người bạn của mình thì các bạn phải trở vào vị trí cũ của mình. Cứ như vậy quả bóng sẽ được trao cho nhau và qua nhiều lần. Trong thời gian quy định đội nào chuyển được nhiều lần sẽ thắng. Cứ mỗi lần chuyền bóng xong được tính một lượt
Lưu ý: quả bong càng bơm được căng thì càng tốt, vì nó sẽ dễ bị vỡ thì sẽ gây ra vui cười hơn
7. TRÒ CHƠI XẾP THƯ
Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục...Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng...1 nắm tay (nam cõng nữ & ... nhón 1 chân).

Khi tổ chức trò chơi thì cần phải có những phần khen và phạt.
Những cách phạt những đội thua:

VIẾT THƯ
. Quản trò cố nghĩ ra thật nhanh một đoạn thư tình thật là "ướt át". Người bị xếp thành hàng ngang, ngồi xổm để làm những DẤU CHẤM CÂU. (khi nghe đến đoạn nào có sử dụng dấu, người bị phải thực hiện động tác theo dấu đó)
Quản trò: Ngày dài, (phẩy) tháng nhớ, (phẩy) năm thương tiếc... (chấm chấm chấm)
Quy định: dấu chấm (.) - nhún mông một cái * dấu phẩy (,) - lắc mông một cái * dấu chấm phẩy ( - nhún mông rồi lắc mông * dấu hỏi (?) - đứng dậy lắc mông rồi ngồi xuống * dấu chấm than (!) - nhảy lên một cái * dấu hai chấm ( - nhún mông hai cái * dấu ba chấm (...) - nhún mông ba cái * dấu gạch ngang (-) - nhảy qua một bên * gạch đít - nhảy qua một bên và lắc mông...
1. Cao cng cùng 

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát "Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong"
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
3. Gia đình nhà Gà
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài "Đàn gà trong sân", người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: "Gà mà biết gáy là con gà cha... Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà"...
4. Ba tic bò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói "Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc".
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói "Bò nhúng dấm, nhúng dấm".
- Lắc mông theo điệu câu nói "bò lúc lắc, lúc lắc"
- Lấy hai tay làm như xẻo mông "bò tùng xẻo, tùng xẻo"
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vt béo
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: "Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê"
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
6. Vt l kỳ
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát "Một con vịt xòe ra hai cái cánh...", người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô "vịt què". Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: "vịt béo", "vịt xàng xê"
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
7. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài "Meo meo meo rửa mặt như mèo...", người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,...
8. Vt đ trng vàng
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do "te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te - vịt nở, te te te - vịt bay".
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô "cạp cạp cạp..." và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
9. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu "Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum" (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,... Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.
10. Chú ếch lông bông
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
"Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi".
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
Cao - Thp - Dài - Ngn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao - Thấp - Dài - Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
Tìm tác gi tác phm (thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai - nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
Đ ngh
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
Thi tìm nhng con vt có t láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là "Tìm những con vật có từ láy"
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, ...
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp ... Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"
- Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"
- Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"
- Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: "Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao". Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, ..., 10 ông sáng sao - nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: "Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi" - Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích ... cho đến hết bàn tay - nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay346
  • Tháng hiện tại10,254
  • Tổng lượt truy cập3,915,291

Lịch

Lịch kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với học sinh

Lượt xem:3349 | lượt tải:878

Số 2573/QĐ-UBND

Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018

Lượt xem:2315 | lượt tải:540

Nội quy

Nội quy thi học kỳ

Lượt xem:5002 | lượt tải:0

Số 47/2012

Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia

Lượt xem:9960 | lượt tải:1544

58/2011/TT-BGDĐT

Quy chế đánh giá xếp loại học sinh

Lượt xem:2536 | lượt tải:560
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây